Da mất nước là một hiện tượng rất phổ biến, nhưng có khi bạn chưa nghe nói đến bao giờ, hoặc có thể bạn chưa hiểu rõ về nó. Nhiều người cho rằng da mất nước là da khô. Nhưng da khô lại là một phạm trù rộng hơn, nó bao hàm cả vấn đề da mất nước và da thiếu dầu.
Da mất nước không có nghĩa là da thiếu độ ẩm. Da mất nước là do khả năng lưu giữ nước của da kém.
Ở tầng biểu bì, ngoài các tế bào biểu bì còn có các vật chất khác có nhiệm vụ gắn kết các tế bào và cung cấp dinh dưỡng, nước để nuôi tế bào. Khi các vật chất này bị giảm khả năng lưu trữ nước dẫn đến da bị mất nước và bị khô.
Da mất nước có thể là khởi đầu cho nhiều bệnh lý khác của làn da và cả sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến việc da mất nước:
Da bong tróc, lên vảy, sần sùi và không bóng mượt: khi phần vật chất xung quanh tế bào gặp vấn đề, các tế bào của tầng biểu bì sẽ không được liên kết chặt chẽ và sắp xếp đúng vị trí, dẫn đến các vảy sừng của lớp sừng sắp xếp lôn xộn và rất dễ bị bong ra ngoài. Da không còn sáng bóng và có phần gồ ghề, sần sùi, thô ráp.
Da nứt nẻ, thậm chí là chảy máu: khi ấy, phần vật chất xung quanh tế bào đã bị hư hỏng nặng, da bạn có thể tạo ra những đường rãnh sâu (hiện tượng nứt nẻ). Từ những đường nứt vỡ này của da, hơi nước sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn và càng khiến hiện tượng mất nước, nứt nẻ trở nên trầm trọng hơn và có thể bị chảy máu. Khi gặp vấn để này bạn cân phải xử lý ngay, vì khả năng chống mất nước yếu đồng nghĩa với việc khả năng kiểm soát các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài vào cũng sẽ yếu đi.
Da có màu xám xịt, trông da ốm yếu và mệt mỏi: khi da không làm tốt vai trò hạn chế thoát nước dẫn đến lượng nước trong cơ thể bạn sẽ thoát ra ngoài rất nhiều. Khi đó, không chỉ da mất nước mà cơ thể của bạn cũng sẽ bị mất nước. Da tối màu, cơ thể mệt mỏi.
Mụn: da bị mất nước sẽ trở nên cứng, gây khó khăn cho hoạt động tiết bã nhờn qua da. Bã nhờn bị ứ lại bên trong gây ra mụn.
Da có thể trở nên nhiều dầu: trong một số trường hợp, khi bạn chưa có phương án chăm sóc da mất nước, thì cơ thể của bạn sẽ tiết ra một lượng dầu lên bề mặt da để giữ ẩm. Do dầu và nước không thể kết hợp được với nhau nên một lớp dầu trên cùng sẽ làm giảm đáng kể tình trạng thoát nước qua da. Tuy nhiên, khi trên bề mặt da có một lượng dầu quá nhiều sẽ gây ra tình trạng da bóng nhờn do thừa dầu nhưng làn da thì vẫn bị khô và nhiều mụn.
Làn da trở nên dễ kích ứng: như đã nói ở trên, da mất nước sẽ trở nên ốm yếu, mệt mỏi. Da dễ kích ứng với môi trường và mỹ phẩm.
Khắc phục tình trạng da mất nước bằng sản phẩm dưỡng ẩm:
Thường các sản phẩm dưỡng ẩm (trên nhãn có ghi “Moisturizer”, “Moisturizing”) đều có mục đích giúp khắc phục tình trạng da mất nước. Những sản phẩm này sẽ kết hợp nhiều thành phân có khả năng dưỡng ẩm để hạn chế việc mất nước qua da.
Cấp ẩm: hút độ ẩm (thường là từ không khí) để lưu trên bề mặt da của bạn. Chúng được gọi là “thành phần hút ẩm” (humectant).
Khóa ẩm (giảm mất nước qua da): nước từ trong cơ thể luôn có xu hướng thoát ra ngoài qua da gây mất nước. Những thành phần có khả năng tạo một lớp màng trên bề mặt da, ngăn cản sự thoát nước từ bên trong da ra ngoài được gọi là “thành phần khóa ẩm” (occlusive).
Tăng khả năng lưu giữ nước của da: da của chúng ta chứa một số chất hút ẩm tự nhiên (có tên là glycosaminoglycan). Một số thành phần trong mỹ phẩm sẽ giúp chất hút ẩm tự nhiên này hoạt động tốt hơn khi chúng bị suy yếu.
Phục hồi phần vật chất xung quanh các tế bào tầng biểu bì hay còn gọi là “phục hôi thế trận nội bào”: một số thành phần như vitamin B3 có thể giúp kích thích sản sinh ceramide và các axit béo, khôi phục lại những phần vật chất bị mất mát, hư hỏng, giúp da khỏe mạnh, mềm mại hơn. Những thành phần này được gọi là emollients (chât làm mềm).
Sản phẩm dưỡng ẩm có tác dụng trong bao lâu?
Thông thường, các biểu hiện của da mất nước là ở lớp ngoài cùng nên khi bôi sản phẩm dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện ngay tình trạng mất nước của da.
Những nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên có sẵn:
Sữa chua, sữa bò, sữa dê, …: có chứa lactic acid (axít lactic) và các axít béo khác. Đây là những nguyên liệu dưỡng ẩm rất tốt vì chúng có đủ 4 cơ chế dưỡng ẩm của mỹ phẩm.
Mật ong, đường: có chứa glycolic acid, một nguyên liệu giúp làm tăng khả năng hút ẩm tự nhiên của da.
Dầu olive hoặc một số loại dầu thực vật khác: Các loại dầu này đều có khả năng ngăn mất nước qua da và phục hồi lại phần thế trận nội bào hư hỏng.